Lá mơ lông là một loại cây thường dùng trong Đông Y với tác dụng chữa bệnh. Cây mơ lông hay còn được gọi là mơ tam thể, mơ tròn, mơ leo, ngưu bì đống, dây mơ lông hay lá thúi địch. Loại lá này có vị ngọt, hơi đắng ở hậu. Lá mơ lông không chỉ được sử dụng như một loại rau sống tươi ngon trong bữa ăn hàng ngày mà loại lá này còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe. Một số tác dụng với sức khỏe như giảm đau, kháng khuẩn, thanh nhiệt, trị ho gà, giải độc, hay tiêu chảy…. Cùng khám phá một vài công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá mơ lông qua bài viết bên dưới.
Mục Lục
Công dụng của mơ lông trong Đông Y
Theo dược học cổ truyền, mơ lông có:
- Vị đắng, tính mát
- Có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết. Chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
- Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu. Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…
Liều lượng sử dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của mơ lông là giúp thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.

Liều dùng 20 – 30g/ngày, có thể dùng đến 50g vẫn an toàn. Nếu ăn ít, với tính cách như rau thơm thì lá mơ thanh nhiệt và chống dị ứng.
Bài thuốc trị bệnh từ lá mơ lông
Bệnh ho gà
Lá mơ lông 150 g, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 g. Cam thảo dây 150 g, trần bì 100 g, gừng 50 g, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn một lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.
Viêm khớp ở người già
Người già thường bị phong thấp, đau nhức, nhức mỏi khi thay đổi thời tiết. Có 3 cách từ lá mơ lông có thể giúp giảm đau hiệu quả.
- Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể lấy cả thân lá cây đều được.
- Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi, hãm như trà. Sau đó, rót nước ra một cái cốc và cho thêm rượu vào để uống. Rượu có tác dụng dẫn thuốc chạy khắp cơ thể giúp giảm đau nhanh hơn.
- Cách 3: Băm nhỏ cả cây gồm thân và lá mơ lông, sau đó phơi khô, băm nhỏ. 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày là uống được. Rượu này có thể trong uống ngoài xoa. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly.
Viêm tai mưng mủ ở trẻ nhỏ
Khi tắm cho trẻ nhỏ có thể vô tình bị nước rơi vào tai, gây viêm và mưng mủ, người ta gọi là viêm tai giữa chảy mủ. Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường sốt cao, quấy khóc.

Trong trường hợp này, lấy lá mơ lông hơ trên lửa cho nóng, sau đó vò lá và nhét vào tai trẻ. Để qua đêm đến sáng hôm sau lá mơ sẽ giúp hút hết mủ ra, khiến trẻ nhỏ hết đau, trẻ sẽ ngủ ngon.
Chứng sôi bụng, ăn khó tiêu
Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
Hiện tượng co giật
Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
Chữa lành vết thương
Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.