Cho dù bạn là người mới bắt đầu đi bộ hay là chuyên gia đi bộ hàng km trong nhiều năm, việc làm theo một số mẹo đi bộ có thể giúp bạn ngăn ngừa chấn thương và duy trì thói quen hiệu quả. Mặc dù đi bộ là một bài tập khá đơn giản. Nhưng việc áp dụng các kỹ thuật đi đúng cách sẽ giúp bạn có trải nghiệm đi bộ tốt hơn. Đi bộ là một cách tốt để tăng cường sức khỏe cho trái tim và cả bộ não. Khi bạn đi bộ được trên quãng đường dài hơn, bạn có thể sẽ thấy việc đi bộ ngày càng thú vị hơn. Thậm chí nó sẽ trở thành một thú vui để làm trong thời gian rảnh cũng nên.
Mục Lục
Đi bộ là bài tập quốc dân cho mọi nhà
Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản, hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng biết cách đi như thế nào mới là tối ưu. Đây là một trong những hình thức luyện tập thể dục được nhiều người lựa chọn. Không chỉ bởi cách thức tập luyện đơn giản, dễ dàng, phù hợp với mọi lứa tuổi, mà còn bởi thời gian và môi trường luyện tập linh hoạt.
Các chuyên gia khuyến cáo tùy theo sức khỏe, độ tuổi, bệnh lý mà mỗi người nên đi bộ đúng cách thích hợp. Ví dụ như đi nhanh hay chậm, thời gian bao lâu, nên đi vào lúc nào,… Hãy cùng chúng mình tìm hiểu một số sai lầm khi đi bộ sẽ gây tổn hại cho sức khỏe, bạn cần phải bỏ ngay kẻo lợi ít mà hại nhiều.
Một số lỗi bạn có thể mắc khi đi bộ
Bỏ qua bước khởi động
Sai lầm khi đi bộ mà nhiều người mắc nhất chính là bỏ qua bước khởi động. Mặc dù đây không phải là bộ môn có cường độ cao. Tuy nhiên việc kéo giãn các cơ và tập làm quen với vận động trước khi bắt đầu là điều vô cùng cần thiết.
Theo các chuyên gia, để việc đi bộ đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên dành 5 – 10 phút khởi động. Hãy kéo giãn các cơ và làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu.
Ngả người quá nhiều về đằng trước và đằng sau
Việc đi bộ quá nghiêng người về phía trước hoặc phía sau có thể gây căng thẳng cho hông. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đau lưng và hông.
Tư thế đi bộ đúng nhất là đứng thẳng, cằm song song với mặt đất, vai thả lỏng và bụng hóp lại. Tư thế này sẽ giúp bạn điều chỉnh cơ thể. Tránh được việc dồn quá nhiều trọng lượng lên hông và lưng dưới.
Bước dài chân khi đi bộ
Một số người có thói quen đi bộ với bước chân quá dài để gia tăng tốc độ. Thói quen này sẽ gây nên tình trạng tăng nhịp tim, cơ thể thiếu ổn định. Đi bộ với bước chân quá dài thường xuyên sẽ khiến chúng ta dễ gặp đau nhức ở phần cơ xương ống chân.
Tay đánh liên tục
Thói quen đánh tay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Nhiều người đánh tay quá nhiều nhưng cũng có người đánh tay quá ít.
Chuyên gia tại Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết, đánh tay khi đi bộ có tác động trực tiếp đến chân. Khi đi bộ, bạn nên đánh tay ở mức độ vừa phải. Hãy thả lỏng cánh tay và để chúng được cử động một cách thật tự nhiên.
Gồng cổ và vai
Theo các chuyên gia, khi đi bộ, bạn cần thả lỏng cơ thể nhất là phần cổ và vai. Việc để cổ và vai quá cứng sẽ gây khó chịu. Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ thẳng lưng, ngẩng cao đầu để tránh gây ra những tác động xấu đến cơ thể.
Đi gần như chạy
Rất nhiều người đặc biệt là những người mới đi bộ thường đi với tốc độ rất nhanh. Thói quen này cần loại bỏ ngay. Bởi đi nhanh không những không tốt cho cơ thể mà còn khiến bạn phải đối mặt với chấn thương không mong muốn.
Một số hậu quả có thể xảy ra khi đi bộ với tốc độ quá nhanh. Chẳng hạn như mất nước, đau cơ, mất sức, dễ chấn thương cổ chân, mắt cá chân,… Vì vậy hãy duy trì tốc độ đi ổn định. Người mới tập cần bắt đầu với các quãng đường ngắn, tốc độ vừa phải. Sau đó mới nâng dần mức độ.
Dừng lại quá nhiều
Một trong những điều tối kỵ khi đi bộ là nghỉ liên tục. Thói quen này sẽ làm cho quá trình đốt mỡ của cơ thể bị ảnh hưởng. Từ đó làm giảm hiệu quả của phương pháp tập luyện này.
Nghiên cứu đã chỉ ra, để đi bộ đạt hiệu quả như mong muốn, bạn nên duy trì đi 6000 bước liên tục. Khi cảm thấy thấm mệt, hãy giảm số bước. Sau đó tăng dần dần phù hợp với sức khỏe, thể lực của bản thân.
Không ngẩng cao đầu
Tư thế mặt cúi gằm không chỉ khiến bạn dễ vấp phải chướng ngại vật trên đường đi mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng của tim và phổi.
Người có thói quen cúi gằm mặt khi đi bộ sẽ dễ bị rơi vào trạng thái thiếu oxy và chóng mặt. Do đó bạn nên duy trì tư thế ngẩng đầu, ưỡn ngực khi đi bộ. Tư thế này sẽ thúc đẩy nhiều nhóm cơ trong cơ thể đồng thời tăng cường thể lực cùng hệ miễn dịch.
Đi bộ có những lợi ích gì?
Đi bộ được xem là môn thể thao phù hợp với nhiều đối tượng nhất. Sở dĩ đi bộ được nhiều người lựa chọn bởi nó đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trái tim khỏe mạnh
Nghiên cứu cho thấy, những người đi bộ thường xuyên sẽ ít mắc các bệnh tim mạch, huyết áp hơn nhiều so với người bình thường. Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng cho biết đi bộ đều đặn còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư, cải thiện giấc ngủ.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận, những người đi bộ hơn 2 tiếng mỗi ngày sẽ sống thọ hơn những người không đi.
Bổ sung vitamin D
Có thể bạn chưa biết, đi bộ là một cách giúp cơ thể sản sinh vitamin D tốt nhất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Western Ontario, đi bộ 15–30 phút mỗi ngày trước khi mặt trời lặn sẽ giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh đa xơ cứng, ung thư…
Làm chậm quá trình lão hóa
Đi bộ là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa lão hóa tốt nhất. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại Học MCMasster cho hay, tập thể dục đều đặn trong đó có đi bộ sẽ làm đảo ngược lão hóa, da săn chắc, cơ thể khỏe mạnh từ đó giúp bạn trẻ lâu hơn. Người tập thể dục thường xuyên thường trông trẻ trung hơn nhiều so với người ít làm điều này.