Mua sắm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) nay đã trở thành một trong những hình thức khá là quen thuộc trong xã hội hiện nay. Như mọi người cũng đã biết Việt Nam vừa qua đã trải qua giai đoạn khá là kinh khủng khiếp do dịch bệnh lây lan trên toàn quốc nó không chỉ khiến cho các doanh nghiệp bị điêu đứng mà còn rất nhiều ngành kinh doanh khác bị trì trệ. Tưởng chừng như thị trường tiêu dùng cũng sẽ đóng băng. Tuy nhiên do công nghệ số ngày càng phát triển, nó đã thúc đẩy được xu hướng mua sắm trên sàn TMĐT ngày càng triển tăng cao. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về xu hướng mua sắm online hiện nay nhé.
Mục Lục
Chuyển dịch thói quen tiêu dùng do ở nhà quá lâu
Theo Báo cáo quý 3 năm 2021 (từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/9/2021) của Lazada Việt Nam cho thấy. Trong đợt giãn cách xã hội này, số lượng khách hàng, số lượng đơn hàng. Và số lượng nhà bán hàng đều tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành hàng thực phẩm tươi sống tăng ấn tượng gấp 17 lần, ngành máy tính tăng 5 lần.
Đây cũng là thời điểm Lazada đã đưa ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số nhanh chóng. Cũng như cung cấp các công cụ nhằm thúc đẩy bán hàng hiệu quả hơn. Theo ghi nhận thực tế từ báo cáo, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada đã tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng nhà bán hàng ở các khu vực ngoài TP.HCM và Hà Nội tham gia kinh doanh trên Lazada cũng tăng hơn gấp đôi. Cũng trong quý này, Lazada đón nhiều thương hiệu lớn của ngành F&B lần đầu lên sàn như: Pizza 4P’s, Paris Baguette, Vua Cua…
Số liệu cũng cho thấy, ngành hàng bách hóa trên Lazada đứng đầu doanh thu trong quý 3/2021 với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng thực phẩm tươi sống đạt con số tăng trưởng ấn tượng, gấp 17 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là ngành hàng có lượt tìm kiếm nhiều nhất vào cuối tháng 8 khi chỉ thị 16 được ban hành và liên tục tăng trưởng xuyên suốt quý.
Nâng cấp hoạt động giải trí trong mùa dịch
Ngôi nhà trở thành trung tâm của mọi hoạt động, từ học tập, làm việc cho đến giải trí. Đây là kết quả tất yếu khi tình trạng giãn cách kéo dài nhiều tháng. Theo đó, hình thức làm việc và học tập tại nhà trở thành lựa chọn tối ưu. Việc này dẫn tới doanh thu của các sản phẩm máy tính (bao gồm máy tính cá nhân và máy tính để bàn). Cũng ghi nhận mức tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Song song đó, các hoạt động giải trí tại nhà tiếp tục được người dân ưu tiên lựa chọn nhằm giải tỏa căng thẳng; hướng đến sự lạc quan xuyên suốt mùa dịch. Cụ thể, kênh Lazlive trên ứng dụng Lazada đã trở thành một kênh mua bán hiệu quả. Với cả người tiêu dùng và nhà bán hàng thông qua các số liệu tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng doanh thu thông qua LazLive tăng hơn gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Và lập kỷ lục với doanh thu 700 triệu đồng được ghi nhận chỉ trong 2 giờ livestream vào Lễ hội mua sắm 9.9 vừa qua.
Hoạt động giao hàng cũng được ghi nhận diễn ra thông suốt khi Lazada. Nó đã linh động mở thêm 5 trung tâm phân loại hàng hóa tại nhiều quận huyện khác nhau. Công nghệ AI cũng được áp dụng vào khâu giao hàng nhằm cung cấp cho tài xế đoạn đường ngắn nhất, gia tăng tối đa hiệu suất giao hàng. Trong Lễ hội mua sắm 9.9 vừa qua, Lazada ghi nhận đơn hàng giao nhanh nhất chỉ trong vòng 30 phút.
Xu hướng mua sắm online trong thời gian dịch bệnh
Báo cáo cũng đưa ra một số dự đoán về xu hướng tiêu dùng trên TMĐT dịp cuối năm (từ tháng 10/2021 tới tháng 1/2022). Đó là thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành. Và phát huy trong giai đoạn giãn cách sẽ tiếp tục được duy trì trong trạng thái bình thường mới. Người tiêu dùng đã và đang hướng đến việc chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp Lễ hội mua sắm lớn như “Lễ hội mua sắm 11.11 – 1 ngày sale to”, Lễ hội mua sắm 12.12 trên các sàn TMĐT.
Xu hướng kinh doanh trên sàn TMĐT tiếp tục là phương thức hiệu quả để các thương hiệu. Nhà bán hàng duy trì hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong mùa Lễ hội mua sắm cuối năm. Logistics sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong thị trường TMĐT. Các sàn TMĐT như Lazada sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào logistics để tiếp tục đáp ứng và nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
Các ngành hàng bách hóa, điện tử và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Các ngành hàng làm đẹp, thời trang sẽ có thể bùng nổ trong Quý 4 năm nay. Khi các hoạt động dần trở lại trạng thái bình thường mới; cũng như mùa mua sắm cuối năm và Tết đến cận kề. Người tiêu dùng có thể chi tiêu mạnh tay trở lại ở phân khúc sản phẩm cao cấp. Sau khi phải tiết chế mua sắm trong giai đoạn giãn cách.
Chi tiêu thoải mái hơn nhờ ưu đãi và giải trí kết hợp
Ngoài lợi thế “ngồi nhà nhận hàng”, mua sắm online trên thương mại điện tử. Nó còn hút người dùng nhờ nhiều chương trình ưu đãi lớn, giảm giá sâu, quà tặng giá trị… Đặc biệt, vào những dịp lễ hội và chiến dịch mua sắm lớn, lượng mã giảm giá. Và ưu đãi từ các sàn thương mại điện tử tràn ngập, tạo điều kiện cho người dùng thoải mái chi tiêu.
Các chương trình mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) với nhiều hình thức, định dạng, nền tảng… Cũng là yếu tố thu hút thêm nhiều người đến với sàn thương mại điện tử. Vừa xem ca nhạc, tương tác với người dẫn chương trình, thư giãn đầu óc với các minigame. Vừa nhận về nhiều ưu đãi giảm giá là điểm độc đáo so với cách mua hàng truyền thống.
Sự tăng trưởng của hình thức “săn sale” qua livestream giải trí thể hiện rõ rệt qua tổng doanh thu. Nó thông qua LazLive mà nền tảng Lazada ghi nhận được trong Lễ hội mua sắm 9/9. Chỉ 2h livestream, sàn thành công xác lập kỷ lục mới với mức doanh thu chạm đỉnh 700 triệu đồng. Và tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.