Kim cương là một trong những loại khoáng sản có giá trị cao được nhiều người ở giới thượng lưu yêu thích và sưu tầm. Mỗi loại kim cương đều có đặc điểm về màu sắc và hình dạng khác nhau. Người ta dựa vào đó để quyết định giá trị của nó. Mới đây nhất, một nghiên cứu tại Califonia đã phát hiện ra một loại kim cương có khả năng đổi màu kỳ lạ. Người ta đã đặt tên cho loại này là Matryoshka. Kim cương phát hiện được cho là siêu hiếm và gây ra sự chú ý và quan tâm cho nhiều người. Điều này có thể nâng giá trị kim cương Matryoshka lên cao ngất ngưỡng nếu được bán đấu giá trong tương lai.
Mục Lục
Matryoshka có đặc điểm giống với kim cương “tắc kè hoa” tìm thấy trước đây
Dailymail đưa tin, nhà nghiên cứu Stephanie Persaud tại Viện Đá quý Mỹ (GIA) ở Carlsbad, California đã phát hiện ra loại kim cương mới. Nó nổi bật với cơ chế đổi màu khác với kim cương “tắc kè hoa” trước đây. Loại kim cương này từng được tìm thấy ở thế kỷ 19. Bà Persaud phát hiện ra loại kim cương mới khi phân loại đá quý của các khách hàng. Kim cương “tắc kè hoa” lần đầu được phát hiện vào năm 1866 bởi nhà buôn kim cương ở Pháp Georges Halphen và nó ngay lập tức trở thành hiện tượng vào thời bấy giờ.
Phát hiện mới đưa ra ngay sau khi một viên kim cương bất thường “kim cương trong kim cương” xuất hiện tại Nga hơn 800 triệu năm tuổi. Viên kim cương độc đáo có tên Matryoshka. Tên này được đặt nhờ vẻ ngoài giống với những con búp bê Matryoshka truyền thống của Nga. Búp bê bằng gỗ gồm nhiều con có kích thước giảm dần và được đặt bên trong một con khác.
Các chuyên gia vẫn chưa rõ về cách thức hình thành viên kim cương Matryoshka. Tuy nhiên họ tin rằng đây là lần đầu tiên phát hiện ra viên đá quý giống kiểu Matryoshka trong lịch sử khai thác kim cương toàn cầu. Loại kim cương mới được phát hiện gần đây có thể đổi màu từ xám sang vàng hoặc xanh dương. Nó đổi màu nếu được đưa vào nhiệt độ -196 độ C. Đây là mức nhiệt độ chuẩn của nitơ hóa lỏng.
Lý do khiến kim cương Matryoshka đổi màu
Ngoài ra, giới nghiên cứu cũng đặt ra giả thuyết rằng sẽ có thể có những loại kim cương sở hữu cơ chế đổi màu khác với những kim cương trên. Tuy nhiên, giới khoa học hiện vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân những loại kim cương trên đổi màu. Một phần lý do là những viên kim cương này rất hiếm. Do dó rất khó để có được mẫu thử để nghiên cứu. Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện ra rằng loại kim cương này có thể đổi màu. Nhất là khi được đưa vào môi trường nhiệt độ cao 200 độ C hoặc đưa vào bóng tối trong 24 giờ.
Các viên kim cương đổi màu đắt hơn nhiều kim cương trong suốt. Nhưng nó sẽ rẻ hơn các viên kim cương có màu cố định như hồng hoặc cam. Vì có thể đổi màu nên kim cương “tắc kè hoa” có giá thành rất đắt. Các nhà khoa học cũng tin rằng loại kim cương mới cũng sẽ được định giá rất cao.
Sự hình thành và phân bố của kim cương
Kim cương được tạo thành từ các nguyên tử cacbon sắp xếp thành các tứ diện cứng, hoặc hình chóp tam giác. Chúng sẽ có màu khi có tạp chất. Ngoài ra có sự khác biệt về cấu trúc trong thành phần hóa học. Một số viên kim cương có màu vàng là do nitơ đã kết hợp vào cấu trúc tinh thể carbon của chúng.
Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi. Mặc dù một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt. Nó ở sâu trong lòng Trái Đất. Nhất là nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể. Nhà khoa học Paul Johnson từ Viện Đá quý Mỹ cho biết, tới nay đội ngũ của ông đã tìm ra 5 ví dụ về kim cương đổi màu khi làm lạnh. Trong đó một số lại chuyển từ xám sang vàng và một số từ xám sang xanh dương.